Địa điểm
Sảnh chính Đại học Tổng hợp Hà Nội | Số 19 P. Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thời gian
9/11
1:30 → 10:00
10/11
1:30 → 10:00
11/11
1:30 → 10:00
12/11
1:30 → 10:00
13/11
1:30 → 10:00
14/11
1:30 → 10:00
15/11
1:30 → 10:00
16/11
1:30 → 10:00
17/11
1:30 → 10:00

Tại sảnh chính của tòa nhà 19 Lê Thánh Tông, tòa nhà chính của Đại học Đông Dương trước đây, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ trưng bày 2 tác phẩm điêu khắc nghệ thuật là tượng chân dung họa sĩ Victor Tardieu và Tô Ngọc Vân của nhà điêu khắc Trần Quốc Thịnh. Họa sĩ Victor Tardieu là người sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương, trực thuộc Đại học Đông Dương từ năm 1924. Ông có đóng góp to lớn trong việc phát triển mỹ thuật và nghệ thuật Việt Nam. Trong khi đó, họa sĩ Tô Ngọc Vân được biết đến là Hiệu trưởng trường Cao Đẳng Mỹ thuật thuộc Đại học Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) năm 1945, là người góp phần đưa nghệ thuật Việt Nam lên tầm cao mới trong giai đoạn khởi đầu của nền nghệ thuật cách mạng. Hai bức tượng này được đặt vào những khoảng trống, bên cạnh hai tượng của các nhà khoa học nổi tiếng Lê Văn Thiêm và Ngụy Như Kon Tum như tạo nên một cuộc đối thoại giữa những nhân vật có đóng góp lớn cho văn hóa, khoa học và giáo dục Việt Nam.

Tại hành lang của tầng trệt, trước khi bước lên những bậc cầu thang cổ kính, là triển lãm những kết quả từ quá trình nghiên cứu, sưu tầm và thể nghiệm đối với di sản thêu Việt Nam thời kỳ Đông Dương của hoạ sĩ Phạm Ngọc Trâm. Tranh thêu thời Đông Dương mang đặc trưng độc đáo chính là chất liệu giàu tính bản địa. Những tấm lụa, sợi tơ từ làng nghề trong vùng châu thổ, bảng màu nhuộm thủ công được chế tác từ thiên nhiên như lá, củ, rễ, v.v. của cây cỏ địa phương cùng các bài nhuộm dân gian và bố cục, hòa sắc thể hiện rõ tâm thức, tính thẩm mỹ và hồn Việt đậm đà.

Ngoài ra còn có trưng bày các tác phẩm gốm Cảm tác lam của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy. Các tác phẩm được hoàn thành khi học hỏi từ vốn cổ của gốm men lam Bát Tràng, tạo hình trên các bình và đĩa lớn với họa tiết hoa dây, cúc, mẫu đơn, hạc, và hoa sen cách điệu. Những họa tiết này được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tạo sự khác biệt, đồng thời kế thừa vẻ đẹp cổ điển của gốm men lam Bát Tràng. Đặc biệt, một số chi tiết trong tác phẩm còn gợi nhớ đến các hoa văn trang trí trên vòm mái của tòa nhà Đại học Đông Dương xưa, mang đến sự hài hòa và đồng nhất với dòng chảy cảm thức của các cụm tác phẩm tại địa điểm này.

Triển lãm "Cảm thức Đông Dương" được giám tuyển bởi nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giảng viên ngành nghệ thuật thị giác, trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vui lòng tham khảo website lehoithietkesangtao.vn trước khi đến để có nhiều hơn các thông tin đa dạng về Lễ hội năm nay!

-----------

In the main hall of the building at 19 Le Thanh Tong, the main building of the former Indochina University, now known as Vietnam National University, two works of art will be displayed: portraits of artists Victor Tardieu and To Ngoc Van, created by sculptor Tran Quoc Thinh. Victor Tardieu was the founder and first rector of the Indochina College of Fine Arts, which was part of Indochina University since 1924. He made significant contributions to the development of Vietnamese fine arts. Meanwhile, To Ngoc Van is recognized as the rector of the Fine Arts College under the University of Vietnam (Democratic Republic of Vietnam) in 1945, and he played a crucial role in elevating Vietnamese art to new heights during the early phase of the revolutionary art movement. These two statues are placed in empty spaces next to the statues of renowned scientists Le Van Thiem and Nguyen Nhu Kon Tum, creating a dialogue between figures who have made significant contributions to Vietnamese culture, science, and education.

In the hallway on the ground floor, before ascending the ancient stairs, there is an exhibition showcasing the results of artist Pham Ngoc Tram's research, collection, and experimentation with Vietnamese embroidery heritage from the Indochina period. The unique feature of Indochina embroidery is its rich indigenous materials. Silk and silk threads from craft villages in the delta region, hand-dyed color palettes made from natural materials such as leaves, tubers, and roots of local plants, along with traditional dyeing techniques and compositions, create color harmonies that vividly express the consciousness, aesthetics, and rich soul of Vietnamese culture.

In addition, there is an exhibition of ceramic works titled "Blue Enamel Inspiration" by artist Nguyen Thu Thuy. These pieces were created by drawing inspiration from the ancient capital of Bat Trang's blue-glazed ceramics, featuring large vases and plates adorned with stylized motifs of vines, chrysanthemums, peonies, cranes, and lotus flowers. These motifs have been carefully researched to create a distinct style while inheriting the classical beauty of Bat Trang blue-glazed ceramics. Notably, some details in the works evoke the decorative patterns on the dome of the old Indochina University building, bringing harmony and unity to the overall emotional impact of the collection displayed in this location.

The exhibition "Indochina Sense" is curated by artist Nguyen The Son, lecturer of visual arts, School of Interdisciplinary Sciences and Arts, Vietnam National University, Hanoi.

Please refer to the website lehoithietkesangtao.vn before coming to have more diverse information about this year's Festival!